Đăng Ký Học
Ngày 11/10/2020 14:07:27, lượt xem: 4364
[4 CÔNG THỨC VIẾT MỞ BÀI HAY NHẤT CHO BÀI THI THPTQG]
Cấu trúc: Mở bài = Dẫn dắt + Đặt vấn đề
- Nên mở bài gián tiếp
- 5 phút/ 1 mở bài
- Phần độc đáo của mở bài nằm ở phần dẫn dắt
- Luôn ghi nhớ những dạng mở bài đặc trưng sử dụng được cho nhiều tác phẩm
Dẫn dắt = Tác giả/ Nhận định/ Đề tài/ Cảm nhận cá nhân… - Tùy thuộc vào khả năng của em mà nên chọn cách mở bài phù hợp.
Cách 1: Đi từ tác giả ( Chú trọng sâu vào phong cách nghệ thuật, đời tư,...)
Lựa chọn 1 trong 2 hướng đi sau:
Liệt kê dàn trải những hiểu biết của bản thân về tác giả
Đi sâu về 1 khía cạnh nhất định ( Hướng đi này sẽ tốt hơn)
=> Công thức: Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, + tên tác giả + điểm đáng lưu ý về tác giả (PCNT). Quá trình sáng tác không mệt mỏi, tên tác giả + đã để lại cho nền văn học rất nhiều tác phẩm giá trị. Một trong số đó là + tên tác phẩm => Dẫn vào vấn đề cần nghị luận.
Cách 2: Đề tài (Đặt để từng tác phẩm trong các phạm trù đề tài khác nhau, phù hợp để lựa chọn dữ liệu viết tốt nhất…)
Trình tự viết:
Nêu tên đề tài => dẫn ra khoảng 2 đến 3 tác phẩm thuộc đề tài đó => Dẫn vào tác phẩm => Dẫn vào vấn đề cần nghị luận
=> Công thức: Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, + tên đề tài không biết tự bao giờ đã trở thành cội nguồn sáng tác cho biết bao người nghệ sĩ. Chúng ta từng biết tới…+ Trích dẫn 2 -3 tác phẩm, tác giả tiêu biểu viết về đề tài đó. Và khi đến với những sáng tác của + tên tác giả, chúng ta lại thêm một lần nữa được nhìn về một tác phẩm nổi bật thuộc đề tài này đó là+ tên tác phẩm => Dẫn vào vấn đề cần nghị luận.
Cách 3: Nhận định (Những trích dẫn hay liên quan tới tác giả, tác phẩm,...)
Trình tự viết:
Trích dẫn nhận định => Khẳng định nhận định đó phù hợp với tác giả hoặc tác phẩm => Dẫn vào vấn đề cần nghị luận.
=> Công thức: Tên tác giả của nhận định +đã từng viết (đã từng nói rằng/ đã từng tâm niệm rằng/…): Trích dẫn nhận định. Nhận định này khiến chúng ta nhớ về + tác giả hoặc tác phẩm + … => Dẫn sang vấn đề cần nghị luận.
Cách 4: Cảm nhận cá nhân (Cần có 1 góc nhìn bao quát và sự hiểu biết rộng, sử dụng vốn từ ngữ linh hoạt.
Ví dụ minh họa:
Có những dòng sông không biết tự bao giờ đã trở thành nhịp bắt nguồn cho những rung cảm trong tâm hồn người nghệ sĩ. Tôi cũng nhớ về những dòng sông trong văn học theo cách của riêng mình. Là con sông quê hương trong thơ của Tế Hanh những trưa hè oi ả, là con sông anh hùng trong thơ Hoàng Cầm sau mỗi lần lãng đãng về xứ Kinh Bắc mộng mơ, là con sông Vàm Cỏ tha thiết chở phù sa những tháng ngày bão lũ,… và là hình ảnh của dòng sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân. Khi đi tìm hiểu về vẻ đẹp của dòng sông này, tôi đã thấy những khám phá thật độc đáo trong văn phong của người nghệ sĩ uyên bác Nguyễn Tuân.
----------------
Bài viết thuộc về tài liệu Khóa học 10 ngày dành cho 2k2 của Học văn chị Hiên
Chúc các bạn sẽ chăm chỉ học tập nha!!
Tin liên quan